Tất tật về khái niệm và công dụng của giao tiếp NFC là gì?

Tiêu chuẩn kết nối NFC trên smartphone là một trong những hiện tượng mới nhận được nhiều sự quan tâm của người dùng. Vậy rốt cục kết nối NFC là gì và có những dụng thực tế nào đáng chú ý? Bài viết dưới đây sẽ lần lượt giải đáp các thắc mắc liên quan đến NFC.

Giao tiếp NFC là gì?

NFC là tên gọi viết tắt thuật ngữ tiếng Anh của công nghệ giao tiếp trường gần (Near-Field Communications) ứng dụng cảm ứng từ trường để thiết lập kết nối giữa các thiết bị thông minh có sự tiếp xúc trực tiếp hay để cạnh nhau. Nguyên lý hoạt động của NFC phát triển dựa trên cơ chế nhận dạng bằng tín hiệu tần số vô tuyến với tốc độ truyền tải dữ liệu tối đa đạt 424 Kbps. Thẻ NFC là một bảng mạch rất mỏng nhưng có khả năng lưu trữ các thông tin đơn giản mà không cần kết nối nguồn điện.

NFC phát triển trên cơ chế nhận dạng bằng tín hiệu tần số vô tuyến

NFC phát triển trên cơ chế nhận dạng bằng tín hiệu tần số vô tuyến

Ưu điểm của công nghệ NFC là gì? Đó chính là tính an toàn cao khi khoảng cách truyền dữ liệu rất gần, chỉ khoảng 4cm. Hiện thẻ NFC được ứng dụng trên điện thoại và các hệ thống công cộng như bán vé, gửi xe, thanh toán hóa đơn điện tử. Công nghệ này đũng đang được định hướng trở thành công cụ thanh toán hay chìa khóa, thẻ ID tiện lợi trên điện thoại hay máy tính bảng có gắn chip NFC. Ví dụ như thẻ NFC trên iPhone cho phép thiết bị thực hiện tính năng Apple Pay nhanh chóng. NFC hiện đã được tích hợp trên các thiết bị sử dụng hệ điều hành khác nhau như Android, iOS hay Windows Phone. 

Cơ chế hoạt động của NFC 

Để kích hoạt giao tiếp NFC bắt buộc phải có 2 thiết bị bao gồm: một thiết bị đọc (điện thoại) và một thiết bị đích đến (có thể là điện thoại, thẻ NFC hay loa rời…). Theo đó thiết bị đọc sẽ tạo ra những trường sóng radio (bức xạ điện từ) nhằm cung cấp năng lượng cho thiết bị đích bị động. Đây cũng là lý do giải thích vì sao thẻ NFC không cần năng lượng hoạt động, mà sẽ lấy từ thiết bị đọc chủ động, nhờ vậy giúp tạo ra những chiếc thẻ, miếng dán NFC kích thước nhỏ gọn, tiện dụng. Mỗi khi cần sử dụng chỉ việc để 2 thiết bị gần nhau là có thể kết nối nhanh chóng. 

Chỉ cần để 2 thiết bị gần nhau là có thể kết nối NFC nhanh chóng

Chỉ cần để 2 thiết bị gần nhau là có thể kết nối NFC nhanh chóng

Những ứng dụng thực tế của NFC

Dựa vào những đặc tính và cơ chế hoạt động, công nghệ NFC đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nhờ khả năng kết nối nhanh và đơn giản. Một số ứng dụng phổ biến có thể kể đến như sau: 

  • Thanh toán khi đi phương tiện công cộng như xe bus, tàu điện ngầm hay mượn xe đạp tại các quốc gia phát triển.
  • Mua vé điện tử khi đi xem phim, nghe nhạc, đến sân vận động, vé gửi xe điện tử hay thậm chí là làm thủ tục tại sân bay. 
Công nghệ NFC đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực

Công nghệ NFC đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực

  • Chìa khóa tiện lợi tích hợp ngay trên điện thoại di động, giúp mở cửa nhà, văn phòng, khách sạn hay khởi động xe nhanh chóng.
  • Check-in và đánh giá tại các địa điểm có gắn nhãn NFC, ví dụ như tại các nhà hàng, hàng hóa, khách sạn, địa điểm du lịch mà không cần kết nối Internet hay GPS.  
  • Trao đổi dữ liệu giữa các thiết bị điện thoại có kết nối NFC trong phạm vi hoạt động.
  • Ghép nối Bluetooth hoặc wifi giữa hai thiết bị có NFC trong cùng môi trường mà không cần khai báo qua nhiều bước.  

Từ những thông tin tổng hợp về công nghệ NFC là gì, cơ chế hoạt động và ứng dụng thực tế của nó có thể giúp người dùng hiểu rõ hơn về tính năng kết nối mới mẻ và tiện dụng này. Hiện NFC vẫn đang được nghiên cứu và tiếp tục phát triển đa dạng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Nếu bạn đang sở hữu một chiếc smartphone có tích hợp công nghệ NFC thì tại sao không thử nghiệm ngay các tính năng thú vị này ngay thôi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *